Tham sân si là tam độc, thứ kịch độc, ai sinh ra đều cũng trải nghiệm ít nhất là 1 lần, có người họ chìm đắm trong trong tam độc. Khiến cuộc sống đi vào bế tắt, lao tù tội. Nếu như bản thân mỗi chúng ta sớm nhận ra được bản chất và hướng đến sự kiểm soát thì bản thân “Thân – tâm” chúng ta sẽ được An Nhiên!
Ngược lại: nếu như màng u tối trong trí óc của mỗi chúng ta lớn dần sẽ lấn áp đi tính giác ngộ của chân đạo. Lúc đó bản thân sẽ bị lấn sao vào sự u tối – mê mẩn, bởi vật chất – dục vọng bản thân. Khiến bản thân càng đi càng sai, dẫn đến cuộc sống càng đâu khổ và luôn bất an mỗi ngày!
Tham – Sân – Si hay còn gọi là: Tam độc (Phật giáo)
Trong phật giáo Việt Nam, khi tham sân si khởi lên sẽ làm tinh thần trí não trở nên mệt mỏi – Tiêu Cực. Đạo Phật cho rằng nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc Tham Sân Si mà ra.
Tham – Sân – Si: Sợi dây trói buột tâm thức, dẫn đến sự sai lầm đáng tiếc xảy ra. Trong tâm thức, luôn tạo ra những nghiệp lực dưới dạng tiền định “Kiếp trước”
Kinh pháp chỉ rõ: Tham Sân Si là “Tam độc”, là sự ham muốn thái quá; là một cơn giận, nóng nảy, hận thù, không vừa lòng, không như ý muốn; là sự u tối không suy xét theo lẽ phải, không biết đến hay dở tốt xấu.
Tham sân si là ba thứ kịch độc luôn tiềm ẩn bên trong tâm trí mỗi người. Nếu không sớm nhận diện được bản chất và cách kiểm soát nó thì người ta sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của nó. Khi 3 thứ này khởi lên, nó sẽ thiêu cháy tất cả, từ nhân cách đạo đức, trí tuệ sáng suốt đến mạng sống của chính mình, đồng thời tác động không tốt đến những người khác.
TAM ĐỘC: THAM – SÂN – SI | LUẬN BÀN |
BÀN LUẬN VỀ “THAM” | Theo Phật pháp, Tham là sự đắm say, sự ham muốn, đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người, gồm: Tài (tài sản), Sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), Danh (danh thơm, tiếng tăm), Thực (ăn uống), Thụy (ngủ nghỉ). Khi ham muốn về một trong những thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được thể hiện ra bằng những hành động, lời nói của mình. Tham có 3 loại:
Tuy nhiên, tham lam không phải là bản chất của con người. Người xưa từng dạy: Nhân chi sơ, tính bản thiện. Con người sinh ra vốn thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương. Lòng tham chỉ lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái. Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán. Vì sao vậy? |
BÀN LUẬN VỀ “SÂN” | Sân là cơn nóng giận, là lòng giận dữ, sự thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Từ bất bình vì bị xúc phạm dẫn đến làm những chuyện sai trái. Từ sự giận dữ sinh lòng oán ghét rồi tìm dịp trả thù. Sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. (NGƯỜI ĐỜI HAY CÒN GỌI: CÁI TÔI) Cái tôi hiển thị bên trong mỗi con người, luôn muốn người khác làm theo ý mình – cái của mình mong muốn! Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác, ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc mắng nhiếc, khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta, lập tức ta cảm thấy khó chịu. Khi khó chịu tăng dần sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian. |
BÀN LUẬN VỀ SI | Si là si mê, là vô minh, ngu tối. Vô minh hiểu nôm na là “dại” hay “ngu”. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại, không làm chủ được bản thân của mình sẽ làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và cho người. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Si cũng được chia làm nhiều loại: – Mất đi khả năng nhận biết đạo lý làm người. – Mất đi khả năng nhận biết bản chất của mọi chuyện. – Mất đi khả năng nhận diện tâm, thân của bản thân. Vì vậy: Khi bị bất kể thứ gì cám dỗ bản thân mình, thì ta nhất định phải thật tỉnh táo để nhận biết đúng sai. Nếu không ta sẽ bị chính lòng si làm mờ đi lí trí của mình và tin vào những điều không có thật. Con người cần phải có tri thức mới có thể nhận thức được cái đúng cái sai, cái u mê, ngu dốt của bản thân và bản chất của sự việc. Từ đó việc làm mới chính đáng, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích cho người, tránh những điều tai hại, ở hiện tại cũng như ở tương lai. |
ST