“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,nên vì thế làm việc nhóm luôn được khuyến khích để mang lại hiệu quả tối đa nhất. Đôi lúc hiểu được giá trị mang lại của làm việc nhóm, tuy nhiên gần như bắt buộc phải trải qua sự đối mặt của 1 người với nhiều cá nhân trong công sở và ngược lại. Khi hiểu được tính quan trọng của công việc và sự phối hợp, nhưng kỹ năng mềm lại thiếu đi ở bên trong của mỗi cá nhân trong nhóm, dẫn đến sự phối hợp nhịp nhàng cùng nhau không cho ra kết quả tốt. Ngược lại, nếu phối hợp tốt thì sẽ cho ra kết quả tốt đẹp.
Tuy nhiên, trong tất cả kỹ năng được dân công sở ưu tiên khi phối hợp làm việc nhóm, thì giao tiếp không được xem quan trọng giữa các thành viên không được chú trọng cho lắm, dẫn đến vô tình gây ra không ít đỗ vỡ.
![Cải nhau ầm ỉ: Gay gắt khi làm việc nhóm, cuối cùng sếp "Băm vằm" vì kết quả không hiệu quả. Vậy giải pháp ở đâu? giao-tiep1](https://invinhphat.vn/wp-content/uploads/2022/05/giao-tiep1.png)
Quan điểm đúng khi làm việc nhóm: Thấu hiểu nhau => Dễ phân công việc + Ưng ý khi phối hợp
Đặc biệt nhất là vấn đề khen chê, góp ý lẫn nhau, kéo theo đó là hàng loạt mâu thuẫn khiến cả nhóm mất tinh thần.
Vậy làm thế để cải thiện điều đó? – câu hỏi này mới đây đã được Shark Linh, nữ “cá mập” được yêu thích nhất qua chương trình “Thương vụ bạc tỷ” giải đáp thông qua những bí kíp được cô chia sẻ trên trang fanpage hơn triệu lượt theo dõi của mình như sau:
Làm việc nhóm mà cãi nhau ì ầm, cuối cùng bị sếp băm vằm vì công việc không đảm bảo, làm sao cải thiện? – Ảnh 2.
Linh tin rằng đội ngũ của mình luôn cố gắng làm ra những sản phẩm tốt nhất. Nhưng khi làm việc nhóm, sẽ có lúc trưởng nhóm hoặc giữa đồng nghiệp cần đưa nhận xét, góp ý về sản phẩm hay chất lượng công việc chung.
Có thể đó là góp ý về kế hoạch marketing 6 tháng cuối năm, thiết kế trang web công ty hay một ý tưởng mới chẳng hạn. Nhưng Linh hiểu rõ, chín người thì mười ý, mỗi người có kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm riêng nên đôi khi việc góp ý dễ gây hiểu nhầm, ảnh hưởng chất lượng công việc hay thậm chí là tinh thần tập thể. Vậy làm thế nào để đưa góp ý tối ưu cho đồng nghiệp?
1. Công nhận “Ý Kiến”: đúng hay sai cũng là cũng là góp ý
Công nhận: Góp ý, đồng thời đưa ra quan điểm tốt cho góp ý đó. Sau đó mới đưa những điều cần sửa để hoàn thiện sự góp ý. nếu Linh là người đã đưa ra góp ý, Linh sẽ cố gắng làm việc cùng với đội ngũ để đưa ra hướng giải quyết.
2. Ý kiến nghe khó hiểu? Hãy đặt câu hỏi (Đừng vội phán xét)
Việc góp ý với Linh chính là một quá trình tương tác 2 chiều. Có thể chi tiết công việc thì mình chưa nắm kỹ 100% như người trực tiếp làm. Vì thế mình nên đặt câu hỏi để hiểu tường tận mọi thứ trước khi có ý kiến đóng góp.
Bạn có thể đặt câu hỏi theo nguyên tắc 5W1H có nghĩa là: What? (Cái gì?); Where? (Ở đâu?); When? (Khi nào?); Why? (Tại sao?); Who? (Ai?) và How? (Như thế nào?). Đây không những là một bước đưa góp ý mà còn là cách Linh tìm hiểu và học hỏi từ chính đội ngũ của mình.
3.Cụ thể, không nói mông lung – Quan điểm xây dựng
Nhớ rằng:Tất cả mọi góp ý đều là vì chất lượng công việc, chứ không nhằm mục đích công kích cá nhân hay thể hiện bản thân. Đồng thời cụ thể các quan điểm nhỏ, để xây dựng luận điểm tốt cho ý kiến bản thân đưa ra:
- Liệt kê các ý kiến nhỏ: Của ai, Ai đã làm thành công, Thương hiệu nào đã ứng dụng,…
- Liệt kê ảnh minh chứng
- Liệt kê kiểu lấy ý nhỏ của các thành viên bổ sung,…cho ý kiến cá nhân mình…
Hãy nhớ rằng tất cả mọi góp ý đều là vì chất lượng công việc chung chứ không nhằm công kích cá nhân hay thể hiện bản thân. Và để mọi người hiểu rõ, hãy liệt kê ý của bạn bằng cách đánh số, gạch đầu dòng tại đúng vị trí cần góp ý, nêu ví dụ minh họa hoặc gửi thông tin tham khảo nếu cần. Điều này giúp bạn tránh gây hiểu lầm cho đồng nghiệp khi gửi góp ý.
4. Hãy trung thực
Tuy Linh biết sự thật thì mất lòng nhưng đôi khi đội ngũ của mình làm chưa tốt hoặc yêu cầu ban đầu chưa phù hợp thì chúng ta phải trung thực cùng nhau thừa nhận và tìm hướng giải quyết thay vì cho qua. Đừng tạo cơ hội cho một sản phẩm trung bình ra đời khi chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện nó tốt hơn!
5. Hãy đúng lúc
ĐÚNG LÚC – KỊP THỜI => GIÁ TRỊ HIỆU QUẢ THỰC
Với Linh, thời điểm đưa góp ý cho đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Thời điểm tốt nhất nên gửi góp ý là càng sớm càng tốt ngay sau khi bạn nhận được thông tin từ đồng nghiệp. Đừng kéo dài thời gian khi bạn có thể cải thiện chất lượng công việc chung trong thời gian sớm nhất.
Vì nếu để lâu thì có thể chúng ta sẽ bỏ quên các chi tiết cần được góp ý. Và hãy ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng, các góp ý tốt hay lời khen có thể được nói ở nơi đông người nhưng các góp ý chưa tốt phải luôn luôn được trao đổi riêng.
Ghi chú mẹo nhỏ mà hay: Bạn nên nói nhận xét tốt đẹp hay lắng nghe lời khen ở nơi đông người. Còn góp ý thật, sẽ có những sự hiểu nhầm… tốt nhất khi thân hơn,… hay đối phương xác nhận chấp nhận lắng nghe, lúc đó bạn mới góp ý những điểm chưa tốt.
![Cải nhau ầm ỉ: Gay gắt khi làm việc nhóm, cuối cùng sếp "Băm vằm" vì kết quả không hiệu quả. Vậy giải pháp ở đâu? rieng](https://invinhphat.vn/wp-content/uploads/2022/05/rieng.png)
Và cuối cùng, sau khi thảo luận xong thì bạn và đồng nghiệp phải thống nhất các bước hành động tiếp theo. Có như vậy thì chất lượng công việc cuối cùng mới được đảm bảo!
QUẢNG CÁO |
—————–
Quảng cáo: 99 mẫu file In decal giấy giá rẻ tphcm